Hướng dẫn bảo quản thực phẩm đúng cách an toàn cho sức khỏe

by Lisa
153 views

Bảo quản thực phẩm đúng cách là quá trình xử lý thực phẩm để ngăn ngừa hoặc làm giảm lại sự hư hỏng (giảm chất lượng, giảm giá trị dinh dưỡng) do vi khuẩn gây ra. Thêm vào đó bảo quản thực phẩm có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác, cũng như ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo gây ôi. Bên cạnh đó, bảo quản thực phẩm gây ức chế sự lão hóa tự nhiên và sự đổi màu có thể xảy ra trong quá trình chế biến thực phẩm như phản ứng hóa nâu của enzym trong táo sau khi được cắt. Vậy nguyên lý và quy trình bảo quản thực phẩm được thực hiện như thế nào?

Trái cây và rau quả được coi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người nên sử dụng lượng trái cây và rau quả chiếm tới nửa đĩa ăn lành mạnh. Đối với những phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành nên ăn khoảng 1⁄2 đến 2 cốc trái cây và rau củ quả mỗi ngày, đối với đàn ông trưởng thành nên ăn khoảng 2 cốc trái cây và từ 2,5 đến 3 cốc rau mỗi ngày. Một chế độ ăn bổ sung nhiều trái cây và rau quả có thể giúp sức khỏe của mỗi người giảm được nguy cơ mắc nhiều tình trạng bệnh như huyết áp cao, tim mạch, đột quỵ và một số loại ung thư.

Tuy nhiên, nếu những loại thực phẩm này không được xử lý và bảo quản đúng cách thì chính những loại trái cây, rau củ này sẽ trở thành nguồn gây bệnh từ thực phẩm. Ví dụ, mỗi người đều có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria, vi khuẩn salmonella hoặc các vi khuẩn khác. Bên cạnh đó, hương vị, kết cấu và vẻ ngoài của thực phẩm cũng có thể bị ảnh hưởng nếu chúng không được bảo quản đúng cách. Đó là nguyên nhân vì sao mỗi người nên học cách sơ chế thực phẩm sạch và bảo quản trái cây, rau củ quả.

Mục lục bài viết

Bảo quản thực phẩm là gì?

Bảo quản thực phẩm là cách để giữ được chất lượng thực phẩm như ban đầu (tự nhiên) và không bị hư hỏng. Thực phẩm sẽ không bị nhiễm bẩn, biến chất trong thời hạn bảo quản. 

bảo quản thực phẩm đúng cách
Woman taking bottle with juice out of refrigerator in kitchen

Vì vi sinh vật luôn có trong thực phẩm, bạn cần tiêu diệt và ngăn cản sự hoạt động của các loại vi khuẩn, nấm mốc, nấm men. Sử dụng chất bảo quản thực phẩm là một biện pháp giúp ngăn ngừa sự phát triển, sinh sản của các vi sinh vật và giúp bạn phòng chống nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, cách này lại có hóa chất, khiến bạn lo ngại về độ an toàn. Vậy có những cách nào giúp bảo quản thực phẩm mà không cần dùng hóa chất không?

Quy trình và các nguyên lý bảo quản thực phẩm đúng cách

1. Làm sạch thực phẩm

Hầu hết những nguồn thực phẩm xuất phát từ những khu vực nông thôn hoặc trang trại nuôi trồng, được di chuyển từ nhiều vùng miền về các địa điểm bán hàng. Trong khoảng thời gian dài di chuyển, các loại trái cây và rau củ quả rất dễ dàng bị các loại vi khuẩn có hại hoặc các chất gây ô nhiễm khác trên đường đi xâm nhập.

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra đối với những loại thực phẩm hữu cơ và không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cũng như các sản phẩm thông thường. Ngay cả khi nhìn bề ngoài những loại thực phẩm đó rất hấp dẫn nhưng nguy cơ bị nhiễm bẩn cũng có thể xảy ra. Vậy nên để tránh các chất gây ô nhiễm gây hại tới thực phẩm thì trước khi chế biến các loại thực phẩm nên rửa sạch các sản phẩm.

bảo quản thực phẩm đúng cách 2
Trước khi chế biến, người nội trợ nên rửa sạch các sản phẩm

Bạn cũng không cần sử dụng thêm các loại sản phẩm chứa chất tẩy rửa như xà phòng hoặc những loại nước rửa rau củ quả, đơn giản chỉ cần sử dụng nước sạch cũng có thể làm sạch thực phẩm. Ngoài ra không nên sử dụng những dụng cụ làm sạch như bàn chải cho các mục đích làm sạch khác. Nếu trên các loại trái cây, rau có phủ bằng lớp sáp thì nên dùng khăn giấy hoặc vải lau sạch lớp phủ sau khi được rửa sạch.

Mặc dù điều quan trọng nhất là phải rửa sạch sản phẩm trước khi ăn nhưng tốt nhất nên bảo quản những thực phẩm khi chưa rửa. Lý do giải thích cho điều này là quá nhiều độ ẩm có thể khiến rau nhanh hỏng, hoặc trong quá trình rửa, rau có thể dập nát và trở thành nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, chỉ nên rửa các loại rau củ quả trước khi tiến hành chế biến chúng.

2. Nguyên lý bảo quản lạnh một số loại thực phẩm

Đối với thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh, các loại trái cây và rau quả khác nhau nên được bảo quản theo những cách khác nhau. Theo các chuyên gia tại Trung tâm Khuyến nông Hợp tác xã Cornell, rau thường cần thực hiện một trong bốn loại bảo quản sau:

  • Bảo quản lạnh (0 – 4 ° C)
  • Bảo quản ẩm mát (4 – 10 ° C)
  • Bảo quản ẩm lạnh (0 – 4 ° C)
  • Bảo quản khô ấm (10 – 15 ° C)

Thông thường, tủ lạnh của bạn nên được duy trì ở mức nhiệt khoảng trên dưới 1 ° C. Tốt nhất nên bảo quản rau trong khu vực dành riêng cho các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật. Phần này thường được sắp xếp là một ngăn kéo nhỏ nằm ở dưới cùng của hầu hết các tủ lạnh. Ngày nay, các loại tủ lạnh hiện đại thường có thêm tính năng điều khiển độ ẩm phù hợp với từng loại thực phẩm khác nhau. Do đó, nếu có thể, hãy bảo quản rau ở nhiệt độ và độ ẩm nơi chúng phát triển tốt nhất.

Sản phẩm bảo quản tốt nhất trong kho lạnh, ẩm bao gồm: táo, bông cải xanh, cà rốt, rau diếp, cà tím.

Sản phẩm bảo quản tốt nhất trong kho lạnh, khô bao gồm: Tỏi, hành.

Sản phẩm bảo quản tốt nhất trong điều kiện ấm áp, khô ráo bao gồm: Ớt cay, bí ngô, bí mùa đông, khoai lang.

Vì lý do an toàn, bạn nên cho vào tủ lạnh hoặc đông lạnh những loại trái cây hoặc rau củ đã được rửa và cắt. Bảo quản sản phẩm đã rửa và cắt trong túi nhựa hoặc hộp kín để đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm cũng như hạn chế tiếp xúc với không khí. Luôn bảo quản trái cây và rau quả riêng biệt với thịt sống và các sản phẩm từ sữa để tránh bị nhiễm vi khuẩn.

2.1. Bảo quản rau củ, trái cây trong tủ đông

Hầu hết tất cả các loại trái cây và rau quả đều có thể được bảo quản trong tủ đông. Đông lạnh có thể thay đổi kết cấu của nhiều loại trái cây và rau quả, nhưng nhìn chung chúng vẫn giữ được hương vị, các chất dinh dưỡng và những lợi ích có thể đem lại cho sức khỏe.

Bảo quản trong tủ đông là một cách tuyệt vời để dự trữ trái cây hoặc rau quả theo mùa để sử dụng vào dịp cuối năm, đặc biệt nếu các bà nội trợ dự định sử dụng chúng để làm món sinh tố hoặc rau sống ăn kèm với các món ăn khác.

Điều quan trọng nhất là nên bảo quản đông lạnh trái cây và rau quả trong hộp kín. Tránh đông lạnh các sản phẩm chưa chín. Điều này có thể dừng quá trình chín của rau quả và chúng vẫn còn xanh khi được lấy ra. Không nên để đông lạnh các loại rau xanh định ăn sống, chẳng hạn như rau diếp.

2.2. Bảo quản rau củ, trái cây nơi khô ráo, thoáng mát

Có một số loại rau củ và trái cây được các nhà khoa học khuyến cáo không nên bảo quản trong tủ lạnh, kể cả là ngăn mát hay ngăn tủ đông. Thay vào đó, chúng nên được bảo quản ở nơi khô mát. Danh sách các loại rau củ trái cây không nên bảo quản trong tủ lạnh bao gồm: cà chua, chuối, khoai tây và chanh. Đặc biệt, cà chua có thể bị mất hương vị và chất dinh dưỡng nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Chúng cũng có thể biến chất do một số phản ứng xảy ra bên trong trái cà chua trong điều kiện lạnh.

Những loại trái cây cũng thường không cần để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, việc làm lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chúng. Làm lạnh có thể giúp chúng tươi lâu hơn. Sau khi rửa và cắt trái cây, bạn nên bảo quản trái cây trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

Nhiệt độ bảo quản thực phẩm cần lưu ý

Khi bảo quản thực phẩm, bạn cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, cụ thể như sau:

Bảo quản khô: Lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ từ 50 – 70 độ F, tránh xa ánh sáng vì làm giảm tuổi thị sản phẩm. Đặc biệt, không để thực phẩm trên sàn hoặc sát mép tường.

Bảo quản lạnh: Cần duy trì nhiệt độ trong tủ từ 32 – 40 độ F.

Bảo quản đông: Duy trí nhiệt độ từ 0 độ F hoặc thấp hơn.

Các phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến

Có nhiều phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến được sử dụng để duy trì chất lượng, an toàn vệ sinh và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài. Dưới đây là một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến:

bảo quản thực phẩm đúng cách 3

1. Bảo quản thực phẩm bằng cách Sấy khô

Sấy khô là phương pháp bảo quản được sử dụng từ thời xa xưa. Bạn có thể áp dụng sấy khô để lưu trữ nhiều thực phẩm từ cá, thịt cho đến rau củ hoặc trái cây. Nguyên lý hoạt động của sấy khô là làm giảm lượng nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thức ăn. Nhắc đến sấy khô, phải nhắc đến các loại trái cây sấy như mít, táo, nho, xoài, chuối rất được yêu thích. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc như yến mạch, hạt kê, lúa mì cũng có thể sử dụng phương pháp này.

Phương pháp sấy khô có nhiều ưu điểm như: Kéo dài thời gian bảo quản, tiết kiệm không gian lưu trữ, áp dụng với nhiều loại thực phẩm, không tốn nhiều công sức… Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm chính là làm mất đi các Vitamin quan trọng do tác dụng của nhiệt độ cao.

2. Bảo quản thực phẩm bằng cách ướp muối

Muối được xem là “chất bảo quản thực phẩm” hiệu quả mà ông bà ta thường áp dụng. Đặc biệt, những thực phẩm tươi sống như cá, thịt… thường được ướp muối để được tươi, ngon hơn. Nồng độ mặn của muối giúp tiêu diệt đa số các loại nấm và vi khuẩn có hại. Thịt heo, trâu, bò và thịt cừu cũng có thể áp dụng ướp muối tương tự. 

Muối chua là hình thức chuyển hóa đường thành acid lactic, có lợi cho hệ tiêu hóa và được sử dụng từ lâu đời. Phương pháp này rất dễ thực hiện và thường áp dụng cho các loại rau, củ như cà rốt, củ cải, dưa leo, cà pháo…

Tuy nhiên, các thực phẩm muối chua không nên để quá lâu vì chúng sẽ chứa hàm lượng muối cao, khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh thận, tim mạch, huyết áp. Hơn nữa, khi dùng thực phẩm quá chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.

3. Bảo quản bằng cách Đóng hộp

phương pháp đóng hộp thực phẩm

Bảo quản thực phẩm bằng cách sơ chế và đống hộp (Ảnh: Internet)

Cách bảo quản đóng hộp thường dùng cho rau, củ quả. Trước khi cho vào chai, lọ, hộp để bảo quản các thức phẩm cần được tiệt trùng và sơ chế sạch sẽ. Tuy nhiên, phương pháp này không đạt hiệu quả cao và ít được sử dụng hơn các phương pháp còn lạo bởi các vi khuẩn vẫn có thể tấn công và làm hư hỏng thức ăn. Đồng thời, các hộp đựng thực phẩm sau khi mở ra sử dụng sẽ rất nhanh hư nếu không được chế biến kịp thời.

Bên cạnh đó, phương pháp này đòi hỏi bạn phải tốn nhiều công sức trong khâu tiệt trùng và sơ chế vì nếu kém vệ sinh, không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe như các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột hay ngộ độc thực phẩm.

4. Bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh

Đây là cách dễ dàng và đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được. Không cần dùng đến chất bảo quản thực phẩm, bạn cũng có thể duy trì độ tươi sống, chỉ với việc đưa thực phẩm ráo vào ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống ở nhiệt độ từ 0 – 2 độ C và tối đa là 30 ngày. Nhìn chung, đây là cách phổ biến nhất vì tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thực phẩm không được khử trùng hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, làm giảm độ tươi ngon, dinh dưỡng của thực phẩm.

Phương pháp đông lạnh được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ vào các thiết bị bảo quản như tủ lạnh, tủ đông… Đông lạnh sử dụng nhiệt độ thấp khiến cho vi khuẩn, vi sinh vật không thể phát triển hay hoạt động. Với phương pháp này bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá, thịt, hải sản… trong thời gian dài và giữ được hương vị đặc trưng.

Tuy nhiên, khi kết thúc quá trình bảo quản trong tủ lạnh bạn phải sử dụng ngay để thực phẩm đông không tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường và cần có phương pháp rã đông khoa học để không làm mất dưỡng chất của thực phẩm.

phương pháp đông lạnh thực phẩm

Phương pháp đông lạnh có thể bảo quản các loại thực phẩm là thịt, cá trong thời gian dài

Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh:

  • Không để thực phẩm đã chế biến ở bên dưới thực phẩm chưa chế biến.
  • Không để các hộp đựng thực phẩm không có nắp đậy chồng lên nhau.
  • Không đặt trực tiếp thực phẩm không được bao gói vào trong tủ lạnh.
  • Không để quá nhiều thực phẩm làm chật tủ lạnh gây cản trở việc lưu thông không khí trong tủ lạnh. Điều này có thể dẫn đến thực phẩm không được làm lạnh nhanh, đồng đều.
  • Không để thực phẩm vừa chế biến còn nóng vào tủ lạnh. Nên để nguội dần ở nhiệt độ phòng trong khoảng 15-20 phút trước khi cho vào tủ lạnh.

5. Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp Hun khói

Hun khói được dùng để bảo quản các loại thịt, cá và các chế phẩm từ thịt. Hun khói sử dụng nhiệt độ để làm khô thức ăn, giúp thức ăn có hương vị thơm ngon hơn và lâu bị hỏng. Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng thường xuyên bởi nó có thể gây bệnh ung thư cho con người.

6. Hút khí chân không

Phương pháp hút chân không không thể sử dụng tại nhà như muối chua hay đông lạnh, đóng hộp mà nó cần sự hỗ trợ của máy móc. Để bảo quản, bạn cho thực phẩm vào chai, hộp hoặc túi nilon và tiến hành hút chân không, tạo môi trường yếm khí để vi sinh vật không thể phát triển.

7. Bảo quản thực phẩm bằng cần tây

Sử dụng nước ép cần tây để duy trì màu đỏ / hồng mà ta đã quen nhìn thấy trong các loại thịt nguội và cần tây cũng sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. 

8. Bảo quản thực phẩm bằng tỏi

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng tỏi là một cách bảo quản thực phẩm thiên nhiên mà bạn không nên bỏ qua. Tỏi được biết là có đặc tính chống virut và có thể giúp ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn trong quá trình bạn muốn bảo quản món ăn của mình.

9. Bảo quản thực phẩm bằng đường

Đường là một chất bảo quản tự nhiên hoạt động bằng cách rút nước ra khỏi thực phẩm. Như vậy sẽ làm vi khuẩn chết đói bằng cách làm cạn kiệt nước (một quá trình mà các nhà khoa học gọi là thẩm thấu). Không có nước, vi khuẩn không có cách nào để phát triển, phân chia hoặc sinh sản một cách hiệu quả . Đường thường được sử dụng để bảo quản trái cây giúp ngăn vi khuẩn, nấm mốc và nấm men phát triển.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách

Bước 1: Phân loại và sơ chế thực phẩm

Thực phẩm sau khi mua về cần được chia thành 3 loại chính:

       1. Thực phẩm tươi sống: bao gồm các loại thịt, cá, hải sản, rau, củ, quả, trái cây.

       a) Đối với thịt, cá, hải sản:

       –  Rửa bằng nước sạch và để ráo thịt, cá, tôm, hải sản.

       –  Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa. Có thể ướp thêm gia vị nếu cần.

       –  Bọc lại bằng các loại màng bọc thực phẩm, túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm có nắp. Để tránh nhiễm khuẩn chéo.

       –  Cho thực phẩm vào ngăn mát (2 – 40C) hoặc ngăn đông (-180C)  để bảo quản.

       b) Đối với rau, củ

       – Loại bỏ những phần rau, củ bị hỏng, dập úng.

       –  Cho rau, củ vào các túi giấy hoặc túi nylon đục lỗ.

       –  Đặt vào ngăn chuyên bảo quản rau, củ với nhiệt độ từ 3 – 50C.

Lưu ý:

           – Đối với những loại rau, củ dễ bị hư hỏng thì không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh.

          – Rau,củ và trái cây riêng nên đặt cách ly với nhau.

          – Một số loại củ, quả không cần bảo quản lạnh: tỏi, hành tây, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bí rợ…

         c) Đối với trái cây:

         –  Chọn lọc khi mua: đầu tiên bạn nên chọn mua những quả ngon, chất lượng và vừa chín tới để bảo quản được lâu.

         –  Nhặt sạch cuống và gọt bỏ phần bị hư (nếu có). Các phần này rất dễ bị lan rộng. Không nên rửa trái cây trước.

         –  Bọc trái cây bằng các loại túi lưới, túi vải, hoặc túi nylon đục lỗ. Giúp quả không bị tình trạng hô hấp yếm khí.

Lưu ý:

         – Không nên bảo quản chung với rau củ. (Trái cây sẽ tỏa ra khí Etylen làm rau, củ bị hư, úng).

         – Trái cây nào được mua trước nên sắp xếp ở vị trí dễ thấy để lấy ra dùng trước.

         – Trái cây dùng thừa:  nên gọt vỏ, cắt nhỏ và cho vào hộp đựng thực phẩm.

         – Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản trái cây là từ 3 – 50C.

      2. Thực phẩm đã nấu chín:

Thức ăn đã nấu chín là một trong những nguồn phát tán mùi hôi tủ lạnh khó chịu nhất. Ngoài ra mùi hôi có thể nhiễm chéo cho các thực phẩm khác gây ám mùi, mất mùi…

     Để bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh, bạn nên để nguội rồi cho vào những chiếc hộp có nắp đậy kín hoặc túi zip và cất vào ngăn mát tủ lạnh.

     3. Thực phẩm bao gói sẵn, đóng hộp

     Trước khi đưa vào tủ lạnh cần kiểm tra bao gói bên ngoài có nguyên vẹn hoặc đảm bảo kín kẽ để không làm rơi vãi thực thẩm ra ngoài và lây lan mùi trong tủ lạnh.

     Đọc kỹ thông tin trên nhãn sản phẩm về điều kiện bảo quản và theo dõi hạn sử dụng để tiến hành loại bỏ khi hết hạn.

Bước 2: Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh

     Cần sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh một cách khoa học nhằm đạt được hiệu quả bảo quản cao nhất theo các nguyên tắc sau:

     – Để riêng biệt thực phẩm chín và sống để đảm bảo không lây nhiễm chéo.

     – Bố trí các loại thực phẩm ở vị trí có nhiệt độ thích hợp theo phân nhóm để bảo đảm duy trì chất lượng của thực phẩm.

     – Không chứa lượng thực phẩm “quá nhiều” cùng lúc trong tủ. Đảm bảo nhiệt độ và quá trình lưu thông không khí thuận lợi, tạo điều kiện tốt nhất để bảo quản thực phẩm đồng thời tránh tiêu hao điện năng và hao mòn thiết bị nhanh chóng.

     – Thực phẩm sau khi lấy ra khỏi ngăn đông tủ lạnh cần được rã đông đúng cách nhẳm đảm bảo được dinh dưỡng, chất lượng và độ an toàn của thực phẩm

Món ănLoại thực phẩmThời gian đông lạnh thực phẩm bằng tủ lạnh (dưới 4°C)Thời gian đông lạnh thực phẩm bằng tủ đông (dưới -18°C)
Xúc xích, thịt xông khóiXúc xích, thịt bò, thịt heo, thịt gà sốngTừ 1 – 2 ngàyTừ 1 – 2 tháng
Xúc xích, thịt xông khóiXúc xích, thịt bò, thịt heo, thịt gà đã chínKhoảng 1 tuầnTừ 1 – 2 tháng
Thịt xay, thịt viênThịt viên, thịt xay, thịt gà, thịt bê, thịt heo, thịt cừuTừ 1 – 2 ngàyTừ 3 – 4 tháng
Giăm bôngThịt tươi, chưa chế biến, chưa nấu chínTừ 3 – 5 ngàyKhoảng 6 tháng
Giăm bôngThịt tươi, chưa chế biến, đã nấu chínTừ 3 – 4 ngàyTừ 3 – 4 tháng
Giăm bôngĐã chế biến, nấu trước khi ăn hoặc chưa nấuTừ 5 – 7 ngày hoặc trước hạn sử dụngTừ 3 – 4 tháng
Giăm bôngĐã nấu chín hoàn toàn, hút chân không tại nhà máy sản xuất, chưa mở bao bìTrước hạn sử dụngTừ 1 – 2 tháng
Thịt gia cầm tươiGà nguyên conTừ 1 – 2 ngàyKhoảng 1 năm
Thịt gia cầm tươiGà từng miếngTừ 1 – 2 ngàyKhoảng 9 tháng
TrứngTrứng sống còn vỏTừ 3 – 5 tuầnKhông đông lạnh bằng tủ đông, nếu muốn làm đông phải đánh tan lòng đỏ và lòng trắng.
TrứngLòng trắng và lòng đỏ vẫn còn sống (lưu ý: lòng đỏ không đông lạnh tốt)Từ 2 – 4 ngàyKhoảng 12 tháng
TrứngTrứng nấu chínKhoảng 1 tuầnKhông đông lạnh được
TrứngThịt hầm với trứngTừ 3 – 4 ngàySau khi nướng, 2 – 3 tháng
TrứngBánh trứng hoặc bánh bông lan (dạng miếng)Từ 3 – 4 ngàyKhông đông lạnh được
TrứngBánh tart mặn có nhânTừ 3 – 5 ngàySau khi nướng từ 2 – 3 tháng
Súp và các món hầmCó rau hoặc thịtTừ 3 – 4 ngàyTừ 2 – 3 tháng
Thức ăn còn thừaCác loại thịt nói chung, thịt gia cầm đã được nấu chínTừ 3 – 4 ngàyTừ 2 – 6 tháng
Thức ăn còn thừaThịt gà, chả (dạng miếng)Từ 3 – 4 ngàyTừ 1 – 3 tháng
Thức ăn còn thừaBánh pizzaTừ 3 – 4 ngàyTừ 1 – 2 tháng

3. Dọn dẹp và vệ sinh tủ lạnh

– Tủ lạnh là môi trường của rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy. Muốn giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon, ta cần tiến hành lau dọn, vệ sinh tủ lạnh định kỳ. Chú ý vệ sinh tay và các vật dụng trước khi đưa vào tủ nhằm tránh lây lan vi sinh vật hoặc các chất, mùi không mong muốn.

– Phải loại bỏ những thực phẩm quá hạn. Nên thực hiện thói quen ghi chú thời gian của thực phẩm trước khi đưa vào tủ để thuận tiện cho việc theo dõi và loại bỏ thực phẩm quá hạn.

– Sử dụng các nguyên liệu như: vỏ cam (chanh, bưởi), thơm (dứa), chè (trà), bột cà phê (bã cà phê)…. Để khử mùi trong tủ lạnh.

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản và cách thức thực hiện quá trình bảo quản thực phẩm bằng phương pháp đông lạnh tại gia đình mà người nội trợ cần nắm rõ, nhằm đảm bảo được chất lượng, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm sống chín đúng cách

Sau khi đã tìm hiểu qua những bước đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng để bảo quản thực phẩm đúng cách thì chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những kiến thức cơ bản nhất để bảo quản thức ăn sống chín đúng cách nhằm ngăn chặn các vấn đề từ ngộ độc gây ra. Hãy cùng theo dõi bài viết và video dưới đây nhé!

Vì sao cần phải biết cách bảo quản thức ăn sống chín riêng biệt?

Trong quá trình nấu nướng, tất cả các khâu từ chuẩn bị đến chế biến phải được thực hiện một cách đúng đắn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Một trong số đó là những quy tắc trong việc phân chia và bảo quản các loại thực phẩm sống và chín.

Thực phẩm nếu không được phân loại và xử lý đúng cách thì có thể tạo điều kiện để vi khuẩn đi từ thức ăn sống sang đồ đã nấu chín, và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe những người ăn phải thức ăn đã bị nhiễm khuẩn đó.

Vậy chúng ta cần trang bị những kiến thức quan trọng nào để xử lý các thực phẩm sống và chín đúng cách? Đối tác hãy cùng xem ngay video sau để tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi này nhé.

Các nguyên tắc quan trọng trong xử lý thực phẩm sống chín cần ghi nhớ

Để hạn chế tối đa các trường hợp gây nhiễm khuẩn chéo từ vi khuẩn ở thực phẩm sống sang thực phẩm chín, dưới đây là một số lưu ý mà các Đối tác Nhà hàng cần thực hiện trong quá trình chế biến thức ăn:

  • Sử dụng các dụng cụ nhà bếp (đũa, thớt, dao, đĩa, rổ,…) riêng biệt cho các thực phẩm sống và chín.
  • Luôn luôn dùng túi đựng riêng cho thực phẩm sống và chín khi đi siêu thị hoặc đi chợ.
  • Thực phẩm sống và chín cần được bảo quản trong những hộp đựng riêng biệt, và có nắp đậy kín.
  • Rửa tay sạch với xà phòng trước và sau khi chế biến đồ ăn sống và chín.
  • Khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, PHẢI phân chia đồ sống và chín ở những ngăn đựng riêng biệt.

Các bước xử lý thực phẩm sống và chín tuy đơn giản, nhưng nếu thực hiện nghiêm ngặt sẽ góp phần ngăn chặn tối đa việc vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn, dẫn đến các căn bệnh gây hại cho sức khỏe. 

Hi vọng với những chia sẻ qua nội dung từ chiếc chìa khóa số 2 đã cung cấp thêm cho các Đối tác nhiều kiến thức bổ ích để bảo quản các thực phẩm sống và chín đúng cách trong các hoạt động kinh doanh nói riêng, và trong đời sống hàng ngày nói chung.

Chất bảo quản thực phẩm là gì?

Chất bảo quản thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hư hỏng của thực phẩm, bảo vệ khỏi sự hư hỏng do nấm mốc, nấm men, ngộ độc thực phẩm đe dọa tính mạng. Chất bảo quản thực phẩm làm giảm chi phí thực phẩm, cải thiện sự tiện lợi, kéo dài thời hạn sử dụng và giảm lãng phí thực phẩm.

Có hai phương thức bảo quản: vật lý và hoá học. Bảo quản vật lý đề cập đến các quá trình như làm lạnh hoặc sấy khô. Bảo quản bằng hóa chất là thêm các thành phần hóa chất vào thực phẩm nhằm mục đích ngăn ngừa hư hỏng tiềm ẩn do quá trình oxy hóa, ôi thiu, sự phát triển của vi sinh vật hoặc những thay đổi không mong muốn khác – và được coi là “phụ gia trực tiếp”.

chất phụ gia
Chất bảo quản thực phẩm cần sử dụng đúng liều lượng cho phép

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phân loại cả chất bảo quản tự nhiên (ví dụ: từ nước chanh, muối và đường) và chất bảo quản nhân tạo là “chất bảo quản hóa học”. Trong khi nhiều chất bảo quản thông thường xảy ra tự nhiên, các nhà sản xuất thường sử dụng các phiên bản tổng hợp của những hóa chất này. Chất bảo quản nhân tạo có thể được chia thành ba nhóm chính:

  • Các chất kháng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của nấm mốc trên thực phẩm:
  • Benzoat – muối của axit benzoic
  • Sorbates – axit sorbic và ba muối khoáng của nó, kali sorbate, canxi sorbate và natri sorbat
  • Propionates – muối của axit propionic
  • Nitrit – muối của axit nitơ
  • Chất chống oxy hóa ức chế quá trình oxy hóa:
  • Sulfite – một nhóm các hợp chất chứa các phân tử tích điện của lưu huỳnh kết hợp với oxy, bao gồm natri sulfit, natri bisulfit, natri metabisulfit, kali bisulfit và kali metabisulfit
  • Vitamin E (tocopherol) – một loại vitamin tan trong chất béo
  • Vitamin C (axit ascorbic) – một loại vitamin hòa tan trong nước và muối của nó, natri ascorbate, canxi ascorbate và kali ascorbate
  • Butylated hydroxyanisole (BHA) – chất rắn dạng sáp dùng để bảo quản bơ, mỡ lợn, thịt và các loại thực phẩm khác
  • Butylated hydroxytoluene (BHT) – có cấu trúc và chức năng tương tự như BHA, nhưng ở dạng bột
  • Các chất tạo chelat liên kết các ion kim loại trong một số loại thực phẩm để ngăn chặn quá trình oxy hóa:
  • Axit dinatri ethylenediaminetetraacetic (EDTA) – được sử dụng trong chế biến thực phẩm để liên kết các ion mangan, coban, sắt hoặc đồng
  • Polyphosphates – được sử dụng làm chất chống hóa nâu trong nước chấm và nước rửa trái cây và rau đã gọt vỏ
  • Axit citric – được tìm thấy tự nhiên trong trái cây họ cam quýt

Tất cả các chất bảo quản được thêm vào sản phẩm thực phẩm phải được công bố trong danh sách thành phần trên nhãn thực phẩm bằng cách sử dụng tên chung của các thành phần. Khi không có tên như vậy, các dạng tổng hợp có thể được liệt kê. Ví dụ, vitamin B9 tổng hợp có thể được liệt kê là “axit folic”. Các thành phần bảo quản phải được xác định là chất bảo quản hoặc phải có chức năng cụ thể, chẳng hạn như “axit sorbic (để giữ độ tươi).”

thực phẩm có hàm lượng calo thấp
Bảo quản thực phẩm tốt giúp chúng tươi ngon và giữ được chất dinh dưỡng

Bảo quản thực phẩm là công đoạn lưu giữ cũng như ngăn thực phẩm phân hủy dẫn đến tình trạng ôi thiu. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều phương pháp bảo quản thực phẩm đã được con người tìm ra, tuy nhiên bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh đang cho thấy những ưu điểm vượt trội so với những cách bảo quản thực phẩm khác. Tùy vào loại thực phẩm mà tủ lạnh có thể bảo quản chúng trong những khoảng thời gian nhất định, từ một vài ngày thậm chí có những loại thực phẩm có thể bảo quản hàng năm nếu được để trong ngăn tủ đông lạnh.

You may also like

Leave a Reply